Con người thường hay tiếc những thứ mà mình đã dành thời gian, tình cảm, tiền tài, công sức cho nó. Ví dụ em có cuộc tình 5 năm, mặc dù em cảm thấy hết tình cảm nhưng em vẫn tiếp tục vì em tiếc thời gian, tiền tài và thanh xuân cho cuộc tình đó.

Sau khi xem phần phân tích đó em cảm thấy mình cũng bị tình trạng đó trong đầu tư và sau khi tìm hiểu thì trong đầu tư có một hiệu ứng tên là Sunk Cost - Chi phí chìm -. Đây là một loại tâm lý khiến các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào một dự án mặc cho nó đang thua lỗ chỉ vì họ đã bỏ tiền, thời gian, công sức, tâm huyết của mình vào đó. Dù lý chí nói cho họ rằng "dự án này còn tiếp tục đi xuống" nhưng phần "con" trong họ vẫn chọn tiếp tục đầu tư và rồi họ thua lỗ. Đây gọi là "Chi phí chìm".

Một ví dụ cho hiệu ứng tâm lý này là: Chắc ace cũng biết một dự án của Việt Nam - đồng coin C98 -. Mình có một ông anh đầu tư vào đây 70tr mua ở giá 5.xxx$. Sau một thời gian, khi nghe phong phanh đây là một dự án úp bô, ace cộng đồng thi nhau bán thì ông anh mình lại mua vào vì ông anh mình đã bỏ quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vào đó và rồi chuyện gì đến thì cũng sẽ đến... Ông anh mình tài khoản chia 5 chia 6, chưa mất hết nhưng cũng gần hết.

===> Hậu quả của việc dính hiệu ứng Sunk cost:

Trì hoãn cắt lỗ: Nhà đầu tư dễ trì hoãn quyết định cắt lỗ vì mình đã dành nhiều của cải, thời gian vào nó.

Đưa ra quyết định không tối ưu: Thay vì chúng ta chỉ mất 1/4, 1/6 thì chúng ta chia 2 chia 3 thậm chí chia 10, v.v...

Tiếp tục đổ thêm vốn vào một dự án không có tương lai: chúng ta có thể dùng số vốn mà mình có để đầu tư vào một dự án có triển vọng hơn, sáng giá hơn thay vì đổ thêm vốn vào một dự án úp bô hoặc đng đi xuống vì mình đã dành quá nhiều tâm huyết vào nó.

===> Cách khắc phục:

-> Tập chung vào giá trị tương lai của dự án thay vì tiếc

-> Con người mang một tâm lý là sợ mất tiền hơn kiếm tiền tức là dễ dàng cắt lãi nhưng khi lỗ lại muốn gồng để về bờ. Vì thế hãy học thêm kiến thức để biết khi nào nên chốt lời/lỗ nhé.

-> Chúng hãy đầu tư bằng phần "người" thay vì phần "con", đừng để phần "con" lấn át phần "người" đặc biệt là trong đầu tư.